TPG 21 Tháng Chín 2018
Những cấu trúc độc đáo này là những sáng tạo của trẻ em và thiếu niên, được xây dựng vào mùa hè vừa qua. Các đường trượt nước, ban đầu được dự định như một máng xối mưa cho vịt cao su trượt xuống nhưng đã được làm rộng hơn để tụi trẻ có thể chơi được. Với những dự án nhỏ hơn, trẻ em được cung cấp mọi thứ chúng cần trong tầm tay. Theo ông Steve Jevning, giám đốc của Leonardo’s Basement, một câu lạc bộ phi lợi nhuận sau giờ học đứng ra tổ chức sân chơi này cho hay: Các phế liệu như ống nhựa PVC, các mẩu gỗ được đặt rải rác trong sân chơi và sẵn sàng cho tụi trẻ thỏa sức sáng tạo. “Tại sân chơi phiêu lưu, chúng tôi đã cố tình tạo ra một khu xây dựng với rất nhiều đồ có thể chơi được,không hề sắp đặt trước với một không gian lộn xộn”. “Nước, gỗ, các thanh kim loại, bánh xe, xe đẩy và còn nhiều vật liệu khác đều có thể tiếp cận sử dụng một cách đa dạng”.

Các quy tắc ở sân chơi Phiêu lưu rất đơn giản.

“ An toàn, cởi mở và vui vẻ” theo chia sẻ của anh Chris Groth, một người hướng dẫn tại Sân chơi Phiêu lưu “Với những quy tắc này, về cơ bản mọi thứ đều có thể xảy ra”.
Sân chơi này được dành cho trẻ em và thiếu niên độ tuổi từ 6 đến 16 tuổi. Sân chơi khuyến khích trẻ em tự do vui chơi theo cách của chúng. Rất nhiều trẻ nhỏ bị thu hút bới các thiết bị có sẵn như tàu vũ trụ Millenium Falcon hay đường trượt nước, và chúng có thể nghĩ ra vô vàn các cách để chơi tại không gian này.
Luice Gudemestad, em gái của Elijad chia sẻ “ Sân chơi truyền thống không hấp dẫn như thế này đâu ạ, sân chơi này rất rất đặc biệt vì chúng cháu không thể tìm được con tàu Millenium Falcon cũng như các quả bóng nước, đường trượt ở bất kì sân chơi nào khác.”


 
Những khu vui chơi không sắp đặt được bắt nguồn từ Châu Âu vào những năm 1930. Một kiến trúc sư người Đan Mạch Carl Theodor Sorenson nhận thấy rằng trẻ con vui chơi ở khắp nơi ngoại trừ các sân chơi mà ông xây dựng cho chúng. Ông đã tưởng tượng rằng sân chơi là nơi “trẻ con cần sáng tạo, ước mơ, tạo hình và tưởng tượng một thực tế”. Ông đã mở ra sân chơi phiêu lưu đầu tiên trên thế giới tại Emdrup, Đan Mạch vào năm 1943, và sân chơi tự do này được coi là một biểu tượng chống lại Đức Quốc Xã. 
Sự sáng tạo bản năng của trẻ em ở thời điểm Chiến Tranh thế giới thứ 2 là một điều cần thiết vì nhiều thành phố ở Châu Âu đã bị tàn phá bởi bom đạn. Ở thời kì này, trẻ em đã biến các tòa nhà bị trúng bom hay các bãi phế liệu thành không gian vui chơi của chúng.

Sau chiến tranh, các sân chơi phiêu lưu tồn tại với một số lượng nhỏ tại Châu Âu và Mỹ. Ở Minneapolis cũng đã có một sân chơi cách đây 70 năm nhưng sau đó nó đã bị đóng cửa cùng với ngôi trường vận hành nó. Ngày nay, trẻ em ở Sân chơi Phiêu lưu có thể có nhiều dụng cụ hơn để biến mong ước thành hiện thức, nhưng sự sáng tạo bản năng thì vẫn tồn tại như xưa. Một số sân chơi phiêu lưu như vậy đã được vận hành ở Mỹ như Berkeley, Calif và Brooklyn, N.Y Về quan điểm triết học đằng sau những sân chơi phiêu lưu, Jevning tin rằng đây là quá trình học dựa trên trải nghiệm thông qua việc trẻ em được phép trải nghiệm những thành công và thất bại. “Cách duy nhất để bạn có thể phát triển cơ bắp chính là việc thử mọi thứ, làm sai, trầy xước đầu gối, cắt phải ngón tay hay đập búa vào ngón tay của mình”. “Những việc trên không phải là những kinh nghiệm xấu, đơn giản nó là những kinh nghiệm, chỉ vậy thôi”. Khi Jevning được hỏi về việc liệu anh có băn khoăn về việc an toàn khi giao cho lũ trẻ các dụng cụ điện và bảo chúng đi chơi không, anh ta cười khúc khích trả lời “ Tất nhiên rồi, hàng ngày trong suốt 20 năm qua. Cách chúng tôi tiếp cận sự an toàn đó là tạo ra một môi trường an toàn, nhưng sau đó dạy lũ trẻ về việc chịu trách nhiệm… hỗ trợ chúng kiểm soát các hành vi của bản thân. Nếu chúng không thể làm được, khi đó người lớn sẽ can thiệp.” Hiệu trưởng trường cấp 2 Sheridan Hills Nancy Stachel cũng rất đồng tình với Jevning về quá trình học thông qua trải nghiệm.


"Bạn không thể làm hộ lũ trẻ. Chúng có thể làm điều đó. Bạn nên lùi lại và để chúng tự chơi", cô nói. "Và tất nhiên, chúng có thể, nếu bạn cung cấp cho chúng không gian đó và bạn thể hiện niềm tin về khả năng của chúng để làm được điều đó.” 
Cách tiếp cận này nuôi dưỡng sự sáng tạo, và sự sáng tạo có tính lan truyền. Asher Kiecker, 8 tuổi, nhận thấy Elijah đang làm việc với các ống nhựa. Cậu bé tự hỏi mình không biết có đủ tuổi để bắt đầu một dự án của riêng mình không và cậu bé quyết định gặp người hướng dẫn 
"Cháu muốn hỏi liệu thể làm được đồ chơi từ những thứ kia?
"Từ đâu cơ cháu?” Groth trả lời.
"Từ những thứ này ý ạ” Kiecker nói, chỉ vào các đường ống và các công cụ đặt trên bàn làm việc, "Uhm cháu có cần phải lớn hơn mới chơi được không ạ?
"À tất nhiên là cháu có thể bắt đầu chơi được”, Groth phản hồi. 


“Quá tuyệt” Kiecker thốt lên. Trong khi trẻ em được tư do tạo ra những đồ vật từ trong sân chơi, nhưng chúng sẽ không được mang đồ vật về nhà. Jevining nói rằng quy tắc này giúp trẻ em sẽ tập trung trong quá trình xây dựng. "Đó là một bài học mới cho những đứa trẻ, đặc biệt là khi họ đã dành rất nhiều thời gian làm việc trên một cái gì đó và họ có ý thức sở hữu," ông nói. "Công việc của chúng tôi là giúp họ hiểu rằng đó là quá trình làm ra đồ vật là trải nghiệm quý giá." Jevning nói rằng một số bậc cha mẹ có thể thất vọng rằng con họ không thể mang sản phẩm về. Nhưng một số gia đình khác lại cảm thấy thoải mái và họ nhận thấy những sản phẩm của con cái mình để lại sẽ trở thành nguồn cảm hứng cho những đứa trẻ khác. “Nếu lũ trẻ đều mang đồ về nhà, chúng ta sẽ chỉ có thể tạo ra những thứ giống nhau, tuy nhiên nếu một đứa trẻ nhìn thấy một Vòng xoay, chúng sẽ nghĩ mình có thể làm gì hay hơn không? Chia sẻ từ mẹ của Lucie Elijad. “ Hơn nữa, chúng không muốn có một chiếc Vòng xoay như vậy trong vườn nhà’. Quay trở lại sân chơi, Jack Doty 7 tuổi sau khi rất thích thú với trò chơi chiến đấu với người ngoài hành tinh và ném bóng nước, cậu bé bắt đầu muốn thử thách cái gì đó hấp dẫn hơn. Sau một bài học về sự an toàn, cậu bé bắt đầu khoan 1 lỗ của một ống nước bốn chiều. “Ô kìa! Ôi trời ơi! Nhìn kìa,một cái lỗ” Cậu bé kêu to lên. “ Nào chúng ta cần làm thêm một số thứ nữa”.

Nguồn: https://www.mprnews.org/story/2018/07/27/adventure-playground-kids-create-treasures-from-trash%20Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20d%E1%BB%8Bch%20:%20Hu%E1%BB%87%20Ph%C6%B0%C6%A1ng.

Người dịch: Huệ Phương 

tin tức gần đây

Để lại lời nhắn cho chúng tôi
Messager