Tạp chí Sống Mới 12 Tháng Sáu 2016


“Tôi đã từng sống trong một nền văn hóa nơi mà cha mẹ hoàn toàn tin trưởng vào sự mạo hiểm của trẻ nhỏ. Đó là ở Mỹ những năm 1950. Tôi leo trèo lên cây cao, đi thuyền ra một vịnh với anh trai của mình, băng qua rừng với người bạn…Nếu những “cha mẹ trực thăng” của ngày nay chắc chắn sẽ không cho phép tôi “quản lý rủi ro” của mình như vậy”.  Đó là tâm sự chung của một trong rất nhiều người từng có tuổi thơ ấu trong thế kỷ 20.
 
Những việc làm của trẻ nhỏ khi phải đối mặt với những hiểm nguy như leo trèo chỉ để kiếm một tổ chim trên mái nhà hoặc cành cây cao, lênh đênh trên chiếc thuyền giữa dòng sông lớn…Chắc chắn sẽ khiến nhiều bậc cha mẹ phải sốc và không an tâm cho phép chúng làm như vậy. Nhưng thay vào đó, người lớn hoàn toàn có thể hướng dẫn trẻ nhỏ các biện pháp để được an toàn trên chiếc thuyền, khi leo trèo trên cây hoặc đi xe đạp, tin tưởng để chúng tận hưởng những hoạt động mạo hiểm này mà không gặp bất kỳ sự cố nào.

Tạo thêm không gian cho trẻ từ quản lý rủi ro
 
“Quản lý rủi ro” là một cụm từ khá lạ được sử dụng liên quan tới trẻ nhỏ. Trước đó, khái niệm này được được phổ biến trong giới tài chính, các nhà đầu tư và ngành công nghiệp bảo hiểm, giờ đây đã “lây lan” sang trẻ nhỏ. Businessdictionary.com đã định nghĩa: “Khái niệm này nhằm xác định, phân tích, đánh giá, kiểm soát, né tránh hoặc loại bỏ những rủi ro không thể chấp nhận được”. Tuy nhiên, đối với hầu hết các bậc cha mẹ thì thuật ngữ này đối với con cái là lạ và khó hiểu. Đặc biệt, đối với những người hiểu được rằng những sân chơi phiêu lưu sẽ mang lại những giá trị nhất định đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng họ luôn băn khoăn về ý tưởng quản lý rủi ro chứ vấn đề không phải là giảm thiểu rủi ro.
 
Thậm chí ngay cả những đứa trẻ cũng tỏ ra bối rối khi được người lớn cho phép tự “quản lý rủi ro”. Nhiều trong số chúng có thể hiểu đơn giản rằng, đó là cơ hội để tham gia vào những trò nguy hiểm như leo trèo, đạp xe hoặc cưỡi ngựa. Nhưng sự thật không hẳn vậy, “quản lý rủi ro” có nghĩa là đón nhận và kiểm soát những nguy hiểm bất cứ khi nào trong khoảng cách an toàn.
 
Bên cạnh đó, không thể đột xuất đẩy trẻ vào những tình huống nguy hiểm sẽ khiến chúng cảm thấy sợ hãi và gây tác dụng ngược. Giống như trường hợp của rất nhiều người từng bị chết đuối hụt một lần và từ đó sợ nước mãi mãi, không dám học bơi, khó có thể vượt qua được những ác cảm này. Vì vậy, điều quan trọng là người lớn phải truyền niềm tin cho chúng, cung cấp những thông tin hoặc dụng cụ cần thiết để chúng có thể tự tin đảm bảo được an toàn bản thân. Vì vậy, đừng nói về những nguy cơ mà thay vào đó nói về cảm giác thích thú trong những cuộc phiêu lưu, chuẩn bị tinh thần và tin tưởng vào bản thân.
 

tin tức gần đây

Để lại lời nhắn cho chúng tôi
Messager